Home / Lập Trình Front End / GIẢI MÃ WEB DEVELOPER (Phần 2 – Back End & Full Stack)

GIẢI MÃ WEB DEVELOPER (Phần 2 – Back End & Full Stack)

Kết thúc phần 1, không biết các bạn đã nắm rõ và tìm hiểu kỹ hơn Front-End chưa? Bài viết hôm nay tiếp tục đưa các bạn đến 1 phần chuyên sâu hơn của Web Developer: Back-End và Full Stack. Hy vọng sau khi đọc hết 2 bài viết này, các bạn sẽ tìm được cho mình một hướng đi phù hợp, đảm bảo tương lai tốt đẹp của mình.

>>>Giải mã Web Developer (Phần 1 – Front End)

BACK-END DEVELOPER (Lập trình viên Back-End)
 Nếu Front End Developer có quyền lực kiến tạo nên vẻ đẹp của các trang web, thì Back End Developer là người xử lý mọi logic nghiệp vụ phức tạp ở ẩn ở phía sau, giúp cho hệ thống hoạt động  một cách trơn tru, nhanh chóng. Dữ liệu của người dùng, thuật toán phân tích … đều nằm ở back-end.
 Chúng ta tiếp tục phân tích ví dụ hôm trước nhé: trang facebook “thần thánh”. Khi bạn post 1 status hay 1 hình ảnh, clip..v..v..,tại sao mọi người có thể nhìn thấy nó? Tại sao bạn bè của bạn có thể thả tim, haha, phẫn nộ hay các react khác trên 1 status? Tại sao facebook có thể lưu trữ những điều đó để 1 hay nhiều năm sau có thể nhắc nhở bạn kỷ niệm? Đều là công việc của 1 chuyên gia Back-End làm đấy bạn ạ! 😀 
 Đọc đến đây, ắt hẵn các bạn đang cảm thấy vô cùng thích thú với công việc lập trình Back-End rồi đúng không nào?   Nói tóm lại, Back End Developer là người quyết định cách thức website được vận hành.
BACK-END SỬ DỤNG CÁI GÌ ĐỂ LÀM VIỆC?
 Để trở thành Back end developer thì bạn cần biết ngôn ngữ phía Server cũng như biết thao tác với cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên, như lời khuyên mình giành cho các bạn ở bài viết trước, chúng ta không nhất thiết phải chạy theo các loại ngôn ngữ lập trình hoặc quá chuyên sâu về một ngôn ngữ nào đó. Số ngôn ngữ lý tưởng bạn cần biết là 2-3 loại, đừng ráng ôm hết kẻo “tẩu hỏa nhập ma”. Vấn đề là bạn phải nắm rõ nguyên tắc chung của các ngôn ngữ này là gì? Vận dụng nó như thế nào và ở đâu thì sẽ hợp lý? 
Ngôn ngữ server-side để viết back-end: C#, Java, Python, Ruby, …. Dĩ nhiên là bạn cũng phải đảm bảo các kiến thức về những web framework đi kèm các ngôn ngữ này như ASP.NET MVC, Spring, Django, Rails… Các công việc tuyển dụng lập trình viên back-end cũng thường yêu cầu kinh nghiệm về các framework PHP như Zend, Symfony và CakePHP. Những cái này khiến cho máy chủ, ứng dụng và cơ sở dữ liệu có thể giao tiếp được với nhau.
 Kiến thức về database SQL: MS SQL Server, MySQL, Oracle… Gần đây một số database NoSQL đang khá thịnh hành: Neo4j, MongoDB,… để tìm kiếm, lưu trữ hoặc thay đổi dữ liệu và phục vụ trở lại tới người dùng trong phần Front-End.
 Kiến thức về web nói chung, cách viết Web Service, cách đăng nhập và phân quyền; kiến thức về 1 số CMS: WordPress, Joomla, Umbraco,…; các phần mềm quản lý phiên bản như SVN, CVS, hoặc Git; và kinh nghiệm với Linux trong việc phát triển và triển khai hệ thống.
 Code phần back-end thường rất nhiều và “khủng”, do đó cần có cấu trúc tốt, dễ cải tiến và mở rộng (bằng cách áp dụng SOLID). Back-end developer có thể trau dồi kiến thức để leo lên vị trí System Analyst hoặc Software Architecture.
 Các lập trình viên back-end sử dụng những công cụ này để tạo ra hoặc đóng góp vào các ứng dụng web với code sạch, portable, và được viết tài liệu chu đáo. Nhưng trước khi viết code, họ cần phối hợp với bên liên quan về nghiệp vụ để hiểu những nhu cầu cụ thể, sau đó chuyển thành những yêu cầu kỹ thuật và đưa ra các giải pháp hiệu quả nhất cho việc kiến trúc công nghệ.
“Tôi luôn ưa thích việc phát triển back-end bởi vì tôi yêu công việc thao tác với dữ liệu. Thời gian gần đây, các thư viện API public và private đã trở thành một phần thiết yếu của việc trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị di động, các trang web, và các hệ thống được kết nối khác. Việc làm ra các API khiến cộng đồng cảm thấy hữu ích là một phần tạo ra sự thỏa mãn trong công việc của tôi.” JP Toto – một lập trình viên back-end lâu năm, hiện đang làm việc tại công ty Wildbit cho biết.
Đến đây, chắc là bạn lại thấy “hơi nản”   với khối lượng công việc của một chuyên gia lập trình Back-End nhỉ? Không sao, đừng quá lo lắng! Hãy để CyberSoft Academy chịu bớt một phần gánh nặng của bạn. Cybersoft Academy chú trọng đến chất lượng của từng lập trình viên. Lớp học ở đây sẽ là môi trường lý tưởng để bạn có thể rèn luyện các kỹ năng cần có của một chuyên gia mà không quá là mệt nhọc.
FULL STACK DEVELOPER (Lập trình viên Full-Stack)
 Hiện nay, ranh giới giữa front-end và back-end trong lập trình web khá mong manh. Đa phần các web developer thường giỏi về back-end, có kha khá kiến thức về front-end, việc này khá hữu dụng. Biết cả front-end và back-end, bạn sẽ biết được một trang web hoạt động như thế nào – từ đầu tới cuối. Người ta gọi đó là FULL STACK. Lập trình viên Full- Stack sẽ là người vừa có tư duy logic lại có óc thẩm mĩ tinh tế, vừa code server giỏi lại biết linh hoạt biến hoá với css.
 Các lập trình viên full stack làm việc giống như các lập trình viên back-end ở phía máy chủ của lập trình web, nhưng họ có thể cũng thành thạo các ngôn ngữ front-end để điều khiển nội dung trông như thế nào ở phía giao diện của trang web. Họ là những người đa năng.
Kỹ năng Full Stack
 Bất kể là sử dụng công cụ xác định nào, tùy thuộc vào dự án và khách hàng, các lập trình viên full stack nên có kiến thức ở mọi cấp độ về cách web hoạt động: cài đặt và cấu hình các máy chủ Linux, viết các API server-side, nhảy vào phần JavaScript client-side của một ứng dụng, và cũng cần có “con mắt thẩm mỹ” với CSS.
 Sử dụng những công cụ này, các lập trình viên full stack cần có khả năng ngay lập tức xác định trách nhiệm của client-side hay server-side, và trình bày rõ ràng về mặt ưu nhược điểm của các giải pháp khác nhau.
“Làm việc chuyên nghiệp trên cả server side và client side mở ra nhiều cơ hội. Để làm ra một món ăn ngon, bạn có thể giỏi nấu hoặc giỏi nướng, nhưng để làm chủ cả hai kỹ năng này thì cần có thời gian và kinh nghiệm. Và tôi không nói về việc cứ làm theo một công thức nào đó, vì bất kỳ ai cũng có thể làm như vậy. Tôi đang nói về việc có các thành phần nguyên liệu để chuẩn bị cho một cái gì đó thực sự tốt.” – Federico Ulfo, một lập trình viên full stack tại công ty Grovo nói. Nhưng, dĩ nhiên, phát triển full stack không phải là không có những thách thức của nó.
TÓM LẠI
Phát triển web có rất nhiều mặt khác nhau. Nhưng không quan trọng về kiểu phát triển nào mà bạn đang theo đuổi, các kỹ năng mềm như chú ý đến chi tiết, khả năng học hỏi nhanh chóng, khả năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, và khả năng giao tiếp sẽ luôn giúp bổ trợ rất nhiều cho những kỹ năng cứng nêu trên. Lập trình viên front-end, back-end cũng có thể “lấn sân” qua mảng mobile nhờ sự giúp sức của một số framework như Cordova (HTML, CSS, JS), Ionic, Window Phone App (C#), … Để tăng giá trị của bản thân, ngoài kĩ năng cứng, bạn cần trau dồi kĩ năng phân tích, giải quyết vấn đề : Khách hàng cần gì ở trang web, lượng truy cập là bao nhiêu, làm sao để tăng performance. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá kĩ năng này của bạn khi phỏng vấn đấy.
Thật hạnh phúc khi chưa bao giờ có thời điểm nào tốt hơn để theo đuổi nghề phát triển web như lúc này. Số lượng việc làm của các lập trình viên web được dự đoán sẽ tăng 20% trong giai đoạn 10 năm từ 2012-2022, nhanh hơn tỉ lệ trung bình của tất cả các ngành nghề khác. Hãy chọn cho mình một hướng đi phù hợp nhất trong ngành lập trình. Nếu chọn rồi mà chưa biết phải đi như thế nào, hãy tìm đến chúng tôi – CyberSoft Academy – Học viện đào tạo chuyên gia lập trình. 
 Nguồn tham khảo: Techmaster
Bình luận

About Thu Trang Thu Trang CyberSoft

Check Also

Cheat Sheet CSS – Hãy bỏ túi cuốn “Bí Kíp” này !!!

      Đây là những “bí kíp” bỏ túi về CSS, giúp bạn có …

Trả lời